Rate this post

Thông tin tăng cân khi mang thai như thế nào là hợp lý và an toàn được rất nhiều các bà mẹ quan tâm đến và cùng nhau tranh luận ở trên các diễn đàn sức khỏe. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những thông tin liên quan đến vấn đề ở trên, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Tăng cân khi mang thai như thế nào là an toàn?

Mức độ tăng cân khi mang thai sẽ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau gồm có: cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, mỡ tăng, thể tích máu tăng, mô và dịch ở trong cơ thể tăng,… Theo như phía Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng cân trong suốt thời gian mang thai sẽ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body mass index) của người mẹ trước khoảng thời gian mang thai.

>>> Không phải ai cũng biết được về những công dụng của tăng cân mộc trà

Tăng cân khi mang thai như thế nào là an toàn?
Tăng cân khi mang thai như thế nào là an toàn?

Công thức tính BMI:

Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)

Trong trường hợp người mẹ đạt cân nặng ở ngưỡng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mức tăng cân lý tưởng của người mẹ sẽ là 10 – 12kg. Cụ thể:

  • 3 tháng đầu tiên – Quý I: tăng 1 kg.
  • 3 tháng tiếp theo – Quý II: tăng 4 – 5 kg.
  • 3 tháng cuối – Quý III: tăng 5 – 6 kg.
  • Trong trường hợp người mẹ nhẹ cân (BMI: <18,5): khi đó mức tăng cân nên đạt khoảng tầm 25% so với cân nặng trước khi mang thai, thường sẽ là 12,7 – 18,3 kg.
  • Hoặc trước khi mang thai người mẹ bị béo phì (BMI từ 25 trở lên): mức tăng cân lý tưởng sẽ là 15% cân nặng trước khi mang thai và thường sẽ là 7-11.3kg.
  • Hoặc nếu như người mẹ song thai: nên tăng khoảng tầm 16 – 20.5kg.

Hậu quả của việc tăng cần nhiều khi mang thai

Tăng cân khi mang thai nhiều sẽ khiến cho người mẹ gặp phải những nguy cơ cao về vấn đề huyết áp như tăng huyết áp thai kỳ (nghĩa là tình trạng huyết áp tăng cao trong thai kỳ), tiền sản giật. Những vấn đề này có thể sẽ dẫn đến tình trạng sinh non.

Bên cạnh đó, tăng cân khi mang thai quá nhiều trong thai kỳ sẽ làm gia tăng những nguy cơ khác như:

+ Sinh mổ.

+ Thai nhi to cũng sẽ gây khó khăn trong việc chuyển dạ và khó sinh hơn.

+ Ở lần mang thai tiếp theo cũng gặp phải tình trạng thừa cân, sẽ làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường và phải sinh mổ.

Thông thường những mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai sẽ tăng nhiều hơn so với mức cần thiết. Trong trường hợp bị thừa cân, cần phải trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa về giải pháp nhằm giải thiểu được từng nguy cơ, nhất là nếu như bạn đang gặp phải vấn đề có liên quan đến tình trạng béo phì, tăng huyết áp hoặc bị đái tháo đường.

Những lưu ý theo dõi cân nặng khi mang thai

Đối với chị em phụ nữ đang trong thời gian mang thai cần phải kiểm tra cân nặng thường xuyên theo tháng, liên hệ đến với các bác sĩ để được tư vấn cụ thể về những dấu hiệu tăng/ giảm cân bất thường.

Tăng cân khi mang thai như thế nào là an toàn?
Những lưu ý theo dõi cân nặng khi mang thai

>>> Xem thêm những giải pháp tăng cân bằng sữa ông thọ đơn giản và hiệu quả nhất

– Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, thai phụ thông thường sẽ tăng khoảng tầm 1.5 – 2kg/ tháng. Trường hợp tăng ít hơn 1 hoặc > 3kg/ tháng thì cần phải đến gặp bác sĩ bởi tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều không hề tốt đối với sức khỏe của cả mẹ và em bé. Tăng cân ít sẽ dễ xảy ra tình trạng thai nhi phát triển và tăng trưởng chậm ở trong tử cung, thai bị suy dinh dưỡng và tăng tỷ lệ sinh non. Còn nếu như tăng cân quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ bị tiền sản giật, bị đái tháo đường và tăng tỷ lệ phải sinh mổ.

– Tăng cân ở ngưỡng hợp lý, thai phụ cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Trong suốt thai kỳ bình thường, người mẹ chỉ cần tiêu thụ khoảng tầm 80.000Kcalo nghĩa là trong vòng 280 ngày, bình quân chỉ cần thêm 285Kcalo/ ngày. Vì vậy, người mẹ dùng những loại thực phẩm giàu hàm lượng dinh dưỡng không có quá nhiều năng lượng như thức ăn vặt, nước ngọt, những thực phẩm quá nhiều dầu,… Người mẹ cũng nên lựa chọn từng loại thực phẩm dinh dưỡng, rõ nguồn gốc xuất xứ và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, thai phụ cũng nên bổ sung thêm những loại rau củ quả, bởi nó không chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng mà còn cung cấp thêm Vitamin, khoáng chất rất cần thiết đối với quá trình hình thành, phát triển của thai nhi.

– Thai phụ cũng cần phải dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh tình trạng căng thẳng, ngủ đủ giấc và lo lắng. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế sử dụng những chất kích thích như bia/ rượu, thuốc lá hay những loại gia vị có tính nóng.

Kết luận

Hẳn với toàn bộ những thông tin được chia sẻ ở trên mọi người đã biết được rõ về vấn đề tăng cân khi mang thai ra sao được xem là hợp lý. Để khai thác thêm nhiều kiến thức hữu ích khác, mọi người hãy thường xuyên truy cập vào chuyên trang thông tin điện tử này nhé!

By Trang