Ngành Công nghệ thực phẩm là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm khối C có theo học được không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Tìm hiểu về ngành Công nghệ thực phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và kiểm soát chất lượng thực phẩm. Mục tiêu của ngành là tạo ra những sản phẩm an toàn, dinh dưỡng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức về hóa học thực phẩm, công nghệ chế biến, bảo quản thực phẩm, an toàn thực phẩm và phát triển sản phẩm. Những kiến thức này giúp họ có thể kiểm soát chất lượng thực phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới và cải tiến quy trình sản xuất.
Ngành Công nghệ thực phẩm khối C theo học được không?
Trước đây, ngành Công nghệ thực phẩm chủ yếu xét tuyển khối B, dành cho những thí sinh có thế mạnh về Hóa học và Sinh học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhằm tạo điều kiện cho nhiều học sinh tiếp cận ngành học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở rộng tổ hợp xét tuyển tại nhiều trường Đại học.

Hiện nay, ngành Công nghệ thực phẩm có thể xét tuyển theo nhiều tổ hợp khác nhau, bao gồm:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học.
- A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
- A02: Toán, Vật lý, Sinh học.
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học.
- B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
- C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý.
- C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học.
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lý.
- C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học.
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
Như vậy, với sự đa dạng trong tổ hợp xét tuyển, thí sinh thuộc khối C vẫn có thể đăng ký theo học ngành Công nghệ thực phẩm tại một số trường có mở rộng phương thức tuyển sinh.
Các trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm
Ngày nay, nhiều trường Đại học trên cả nước đang đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, mang đến cơ hội học tập rộng mở cho thí sinh. Tuy nhiên, mỗi trường sẽ có phương thức xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh riêng, đòi hỏi thí sinh phải tìm hiểu kỹ để lựa chọn môi trường phù hợp với năng lực và định hướng của mình.
Một số trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm như:
- Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
- Trường Đại Học Sao Đỏ.
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
- Trường Đại học Cần Thơ.
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.
- Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Huế.
- Trường Đại Học Trà Vinh.
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đại học Hoa Sen.
- Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM.
- Đại học Công nghệ TP.HCM.
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM.
- Đại học Bách Khoa TPHCM.
- Đại học Nông Lâm TP. HCM.
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm ra trường làm công việc gì?
Kỹ sư công nghệ thực phẩm
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp chế biến thực phẩm với vai trò kỹ sư công nghệ thực phẩm. Công việc chính bao gồm giám sát quy trình sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Xem thêm:
Chuyên viên kiểm định và quản lý chất lượng thực phẩm
Người làm trong lĩnh vực này sẽ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Công việc có thể tại các trung tâm kiểm định, cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp thực phẩm, giúp đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu trước khi đến tay người tiêu dùng.
Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc bộ phận R&D của các công ty thực phẩm, chuyên viên nghiên cứu sẽ phát triển công thức sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất và nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Nhân viên kinh doanh và marketing thực phẩm
Ngoài các vị trí kỹ thuật, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm cũng có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh và marketing. Công việc này liên quan đến tiếp thị, phân phối sản phẩm thực phẩm, nghiên cứu thị trường và xây dựng thương hiệu.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm
Nếu có đam mê kinh doanh, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể tự mở doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, kinh doanh đồ ăn, thực phẩm sạch hoặc các sản phẩm chế biến sẵn theo xu hướng thị trường.
Qua những thông tin Guiguy.com đã chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời về việc ngành Công nghệ thực phẩm khối C có học được không. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn có thêm định hướng phù hợp cho nghề nghiệp trong tương lai của mình.